Thi đua - Khen thưởng
Khen thưởng là biện pháp thiết thực để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm

TPO - “Có rất nhiều biện pháp để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, nhưng tôi cho rằng biện pháp khen thưởng là biện pháp thiết thực và có nhiều yếu tố tích cực”, đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa nêu.

       

Khen thưởng xứng đáng cán bộ có tư duy đổi mới

Tiếp tục chương trình, sáng 28/3, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về dự án Luật Thi đua khen thưởng sửa đổi. Đánh giá dự thảo luật có sự đổi mới mạnh mẽ, đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cho rằng, dự thảo đã có nhiều quy định để đưa phong trào thi đua thiết thực, hướng về cơ sở, gắn kết với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, gắn với lợi ích của người trực tiếp tham gia thi đua, hạn chế tính hình thức trong thi đua.

Góp ý về tiêu chuẩn Huân chương lao động các hạng (Điều 39, 40 và 41), đại biểu đoàn Nam Định cho biết, lịch sử đã chứng kiến nhiều tấm gương mẫu mực đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân. Đại biểu dẫn chứng tiêu biểu như ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc với quyết sách “khoán hộ” năm 1966, là một trong những cơ sở quan trọng để Trung ương ban hành chính sách khoán 100 và Khoán 10, từ đó làm thay đổi căn bản kinh tế nông nghiệp nước ta; hoặc là nữ Anh hùng Lao động Ba Thi với kỳ tích “cởi trói” cho hạt gạo tại TP. Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long năm 1977-1978, góp phần vào việc bỏ chế độ bao cấp gạo; hay trường hợp ông Võ Văn Kiệt với đường dây tải điện 500 KV.

Trước những tấm gương chân thực nêu trên và theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Ban Tổ chức Trung ương đã có Đề án, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ, trong đó yêu cầu biểu dương, khen thưởng xứng đáng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm đột phá, sáng tạo, hiệu quả cao, vì lợi ích chung.

“Tôi cho rằng đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn trong giai đoạn hiện nay, cần phải được thể chế hóa thành các văn bản pháp luật. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, một số cán bộ đảng viên đang có dấu hiệu “chùng xuống”, không dám làm gì chứ chưa nói đến dám chịu trách nhiệm. Có rất nhiều biện pháp để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, nhưng tôi cho rằng biện pháp khen thưởng là biện pháp thiết thực và có nhiều yếu tố tích cực”, đại biểu đề nghị cân nhắc bổ sung nội dung nêu trên.

       

 

Khen thưởng người lao động trực tiếp sẽ tạo sự lan tỏa
 
Cùng quan điểm, đại biểu Bùi Hoài Sơn, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục quan tâm thêm đến việc thi đua khen thưởng với người lao động trực tiếp. Theo ông, luật hiện hành tuy đã quy định nhưng chưa cụ thể, tiêu chuẩn chung chung… nên tỷ lệ khen thưởng cho người lao động trực tiếp còn thấp và còn dẫn đến việc “đường sữa thì phát từ trên phát xuống, cày cuốc thì phát từ dưới phát lên”.

Dự thảo luật lần này đã bổ sung đối tượng khen thưởng Huân chương lao động các hạng; bằng khen của Thủ tướng; bằng khen của bộ, ban, ngành có nông dân, công nhân, người lao động trực tiếp, doanh nhân…. Tán thành, ông Sơn nhận định, khi các quy định mới về thi đua khen thưởng với người lao động trực tiếp đi vào cuộc sống sẽ động viên, khích lệ cả tinh thần và vật chất để họ cống hiến nhiều hơn nữa.

“Làm tốt công tác khen thưởng với người lao động trực tiếp sẽ tạo ra sự lan tỏa trong xã hội, thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước ngày càng phát triển, tạo động lực cho sự phát triển chung của đất nước”, đại biểu đoàn đoàn Hà Nội nhấn mạnh.

Trong khi đó, đại biểu Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh) đề cập, nhiều thanh niên xung phong chưa đủ thời gian đã hy sinh không được truy tặng danh hiệu thanh niên xung phong vẻ vang. Theo bà Lan, không nên quy định quá cứng (phải tham gia thanh niên xung phong một năm trở lên…) mà cần linh hoạt về thời gian tham gia thanh niên xung phong, về các điều kiện công nhận, tặng, truy tặng huy hiệu, huy chương thanh niên xung phong để ghi nhận sự đóng góp cho kháng chiến bảo vệ tổ quốc cho phù hợp thực tiễn.

Về quy định khen thưởng với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, lần này đã bỏ quy định hướng dẫn thi đua so với dự thảo trình tại kỳ họp thứ 2. Theo đại biểu, nếu chỉ quy định khen thưởng và không quy định thi đua thì không đảm bảo tính liên tục.

“Tôi đề nghị quan tâm lấy ý kiến sâu hơn ở các cơ quan Quốc hội về khen thưởng đại biểu Quốc, thi đua khen thưởng không loại trừ ai, ở bất kỳ cương vị nào”, bà Lan nhấn mạnh.

 

Theo tienphong.vn

Các tin mới hơn
Thủ tướng: Thi đua-khen thưởng cần bám sát các đột phá, những việc khó khăn, phức tạp(13/08/2023)
Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong truy bắt 2 đối tượng cướp tiệm vàng(19/06/2023)
Vinh danh huấn luyện viên, vận động viên Hải Dương tiêu biểu tại SEA Games 32(12/06/2023)
Thi đua thực hiện văn hóa công sở(12/06/2023)
75 năm Thi đua ái quốc: Khen đúng người, thưởng công minh(12/06/2023)
Các tin cũ hơn
Đề nghị tặng huân chương cho cán bộ dám đột phá(29/03/2022)
Giữ quy định nhạc sĩ được xét danh hiệu NSND, NSƯT(19/01/2022)
Thu hẹp các hình thức khen thưởng cấp nhà nước chứ không phải không được bổ sung(19/01/2022)
Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh triển khai 313 đề tài, dự án, sáng kiến kinh nghiệm(14/01/2022)
Khối thi đua cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về kinh tế tập trung cải cách hành chính trong năm mới(06/01/2022)
Thông báo
Lịch làm việc
Hỏi đáp về Bầu cử
Điều tra cơ sở hành chính 2021
Tìm kiếm
Hệ thống văn bản
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín